Hướng Dẫn Phân Biệt Đám Cưới Và Đám Hỏi
Hướng Dẫn Phân Biệt Đám Cưới Và Đám Hỏi
Đám cưới và đám hỏi là hai khía cạnh quan trọng trong hành trình tình yêu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nghi thức này và cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình, trật tự và ý nghĩa của chúng. Tìm hiểu để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại của bạn và gia đình!
Ngoài ra, Lily Bridal đang có chương trình ưu đãi COMBO 2 VEST: 2,000,000đ. Bạn có thể tham khảo hình ảnh khách hàng thử vest tại: Hình ảnh khách hàng thử vest cưới tại Lily
Để các bạn dễ dàng nắm bắt các thuật ngữ chung về bài viết bên dưới.
ĐÁM HỎI: còn được hiểu nghĩa Lễ Đính Hôn, là một nghi thức nhà Trai hỏi cưới nhà Gái đồng nghĩa với việc hứa gã con cái của hai bên.
ĐÁM CƯỚI: là một buổi lễ chính thức hai bạn là vợ là chồng và được sự ủng hộ từ hai bên gia đình. Nghi lễ này khá quan trọng và đồng thời cũng thông báo đến toàn thể mọi người, họ hàng hai bên. Nó không khác gì hai bạn ký tờ giấy kết hôn.
Lễ Gia Tiên: là tên gọi chung cho một buổi lễ ra mắt họ hàng có kèm nghi thức cúng vái tổ tiên như đám Hỏi hoặc đám Cưới. Lễ Gia Tiên thường sử dụng khi bạn làm việc bên phía đội ngũ trang điểm, chụp hình, trang trí hoặc đội hậu cần (bên tổ chức tiệc v..v) để phân biệt Lễ Nhà Hàng và Lễ Gia Tiên.
I. PHÂN BIỆT ĐÁM HỎI & ĐÁM CƯỚI
Lưu ý: Đám hỏi và đám cưới đều có bưng quả. Dàn quả trong đám hỏi mang ý nghĩa hỏi cưới và “đặt cọc” từ nhà Trai dành cho đàng Gái. Nếu hôn sự không thành, đàng Gái có nghĩa vụ trao trả lại cho nhà Trai.
Dàn quả trong đám cưới sẽ nhiều và trịnh trọng hơn so với đám hỏi. Đặc biệt: tiền thách cưới của nhà Gái sẽ trao tặng cho hai con, trừ trường hợp nhà Gái có hoàn cảnh khó khăn mới nhận.
Phân biệt đám hỏi và đám cưới
II. TÓM TẮT SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUY TRÌNH LỄ ĐÍNH HÔN & LỄ CƯỚI
III. THỨ TỰ XẾP HÀNG LỄ ĐÍNH HÔN CỦA NHÀ TRAI
IV. THỨ TỰ XẾP HÀNG ĐÁM CƯỚI CỦA NHÀ TRAI
V. THỨ TỰ DÀN MÂM CỦA ĐỘI BƯNG QUẢ
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI HỎI VỀ ĐÁM HỎI VÀ ĐÁM CƯỚI
1. Làm sao phân biệt được đám hỏi và đám cưới ?
Trả lời:
ĐÁM HỎI: còn được hiểu nghĩa Lễ Đính Hôn, là một nghi thức nhà Trai hỏi cưới nhà Gái đồng nghĩa với việc hứa gã con cái của hai bên.
2. Khi nào chú rể cầm bông và khi nào cầm chầu rượu?
Trả lời:
ĐÁM HỎI: Chú rể cầm chầu rượu
ĐÁM CƯỚI: Chú rể cầm bông và rể phụ cầm chầu rượu. Ngoài ra, làm lễ Nhập Gia trước khi vào nhà gái.
3. Đám hỏi có cần bưng quả không?
Trả lời:
Có, đám hỏi và đám cưới đều cần bưng quả. Mỗi lần bưng quả đều mang ý nghĩa khác nhau.
ĐÁM HỎI: Các mâm quả dùng để hỏi cưới.
ĐÁM CƯỚI: Các mâm quả dùng để xin cưới rước dâu.
4. Tôi không có nhiều thời gian. Vậy có nên tổ chức đám hỏi không?
Trả lời:
Nếu gia đình hai bên không có câu nệ (đặc biệt: nhà cô dâu) thì bạn gộp đám hỏi và đám cưới thành là 1. (Lưu ý: Nếu vấn đề về thời gian là của nhà Trai, chú rể và gia đình phải tôn trọng và hỏi ý kiến nhà Gái. Trường hợp nhà Gái không đồng ý, nhà Trai phải vui vẻ chấp nhận. Lý do tại sao gộp cũng phải là lý do chính đáng.)
Trường hợp nhà Gái vẫn đồng ý,hai bên chọn ngày nên cân nhắc thời gian tổ chức 2 lễ ít nhất 3 tuần trở lên. Thời gian ít hơn thì nên gộp lại. Vì thời gian quá sát, khiến hai bên không chuẩn bị chỉnh chu và cũng như việc đội chi phí lên rất nhiều lần.
5. Đám hỏi có trao nhẫn không?
Trả lời:
Có, đám hỏi sẽ trao nhẫn đình hôn. Thông thường, nhẫn này được đeo ngón giữa của người con gái.
Đây là những kinh nghiệm mà Lily Bridal muốn gửi đến mọi người. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác tại phía dưới nhé:
- 4 Bước Chuẩn Bị Kế Hoạch Ngày Cưới
- 5 Kiểu dáng cô dâu nên biết: Hướng dẫn và gợi ý phối đồ
- 3 Bước Kiểm Tra Nhanh Tiền Mừng Sau Cưới – Lập Danh Sách Khách Mời
Truy cập Hội Chuẩn Bị Cưới để tham gia cộng đồng Cưới